Ngày 26/11/2020 Tổng Cục Đo lường và Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình Quốc gia 712 “Nâng cao Năng suất và Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”


Tổng quan về Tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (JAS)
Nguyên tắc:
Áp dụng các phương pháp quản lý cây trồng nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường không sử dụng phân bón hóa học tổng hợp và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp. Tăng cường khả năng tái sử dụng trong nông nghiệp.
Các tiêu chí:
Vùng sản xuất: Có biện pháp cần thiết để tránh lây nhiễm chéo từ các khu vực xung quanh
Thời gian chuyển đổi: Là thời gian tính từ khi áp dụng sản xuất hữu cơ đến khi đạt được chứng nhận hữu cơ
Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ từ tàn dư thực vật tạo ra từ khu vực sản xuất hoặc các khu vực xung quanh. Mọi việc sử dụng cần được ghi chép rõ ràng.
Kiểm soát động vật và thực vật gây hại căn cứ vào mùa vụ, hệ sinh thái và dùng các phương pháp vật lý, phương pháp sinh học. Sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp kế hoạch mùa vụ và xây dựng hệ sinh thái cùng với các biện pháp vật lý, sinh học kết hợp….
Chi phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ
Để đạt được chứng nhận hữu cơ ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mỗi tiêu chuẩn chứng nhận thì nhà sản xuất, doanh nghiệp hoặc các hộ nông dân liên kết cần đáp ứng tài chính về chi phí trong quá trình chứng nhận hữu cơ bao gồm:
- Chi phí Tư vấn Chứng nhận hữu cơ;
- Chi phí phân tích mẫu đất, mẫu nước tại vùng trồng vùng canh tác;
- Chi phí Đánh giá nộp cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín tại Việt Nam như là: Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Quacert; Tổ chức chứng nhận Control Union Certifications; Tổ chức NHO NHO-QSCert; Tổ chức chứng nhận TQC, Ban điều phối PGS Organic Vietnam; Tổ chức One Cert International; Eco Cert
- Chi phí phân tích mẫu thực vật được lấy trong buổi đánh giá (nếu cần).
Quy trình Chứng nhận Tiêu chuẩn hữu cơ: