TRỒNG TRỌT HỮU CƠ
Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Theo TCVN 11041-1:2017, Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Áp dụng sản xuất hữu cơ theo hướng lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống;
- Đảm bảo độ phì của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất;
- Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi giai đoạn của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;
- Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh;
- Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ…)
- Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;
- Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;
- Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.

Hình ảnh: Quá trình xây dựng hệ sinh thái tại nông trại hữu cơ dược liệu khu vực miền Nam
Nguyên tắc của canh tác hữu cơ:
- Nguyên tắc sức khỏe: Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật và con người.
- Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và chu trình tự nhiên.
- Nguyên tắc công bằng: Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.
- Nguyên tắc cẩn trọng: Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.
- Duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu độ dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất.
- Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp.
- Tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc động thực vật làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt.
- Có tính đến cân bằng hệ sinh thái khu vực sản xuất.
- Duy trì sức khỏe của cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa.
Các yêu cầu trong quá trình Trồng trọt trọt hữu cơ đến đạt được chứng nhận:
- Yêu cầu trong quá trình trồng trọt canh tác:
- Khu vực sản xuất;
- Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
- Duy trì sản xuất hữu cơ
- Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ
- Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học
- Lựa chọn loài và giống cây trồng
- Quản lý đất
- Quản lý nước
- Quản lý phân bón
- Quản lý sinh vật gây hại
- Kiểm soát ô nhiễm
- Thu hái tự nhiên
- Các công nghệ không thích hợp trong sản xuất hữu cơ
- Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ
- Kế hoạch sản xuất hữu cơ
- Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm hữu cơ
Chi tiết về quá trình thực hiện đảm bảo tính toàn vẹn hữu cơ vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Tư vấn Chứng nhận Gen Green để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty TNHH Tư vấn Chứng nhận Gen Green hỗ trợ tư vấn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc và toàn vẹn tính hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất và canh tác, chứng nhận và duy trì chứng nhận hữu cơ.
