Đảo Bình Hưng là một đảo nhỏ diện tích dưới 2 Km thuộc xã Cam Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa. Đảo nằm cách đất liền khoảng 1 km.
Hình ảnh cắt từ Video Ngư dân Bình Hưng lặn biển mang thức ăn vào lồng nuôi tôm hùm.
Chi tiết Video tại: https://www.facebook.com/GenGreen-Con-Cert-CoLtd-119925812928683
Đề án Phát triển và Xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025
Theo Quyết định số 4431/QĐ-BNN-TCTS, ngày 05 tháng 11 năm 2020 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển và Xuất khẩu Tôm hùm đến năm 2025, Tại tỉnh Khánh Hòa: Phát triển nuôi với hai hình thức (nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển và nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ). Tập trung phát triển nuôi lồng, bè tại: lạch Cổ Cò, ven bờ Xuân Tự, Bãi Lạch, Bãi Sứ (vịnh Vân Phong) với tổng thể tích lồng nuôi tôm hùm 416.000 m3, đầm Nha Phu (xã Ninh Ích, Ninh Vân) với tổng thể tích lồng nuôi là 12.800 m3; vịnh Nha Trang với tổng thể tích lồng nuôi là 185.600 m3; vùng Cam Lập, Bình Ba, Bình Hưng (vịnh Cam Ranh) với tổng thể tích lồng nuôi 721.500 m3. Phát triển nuôi trong hệ thống trên bờ tại bãi ngang huyện Vạn Ninh, diện tích 20 ha; sản lượng nuôi hàng năm đạt 1.300 tấn/năm.
Bình Hưng (vịnh Cam Ranh) thuộc vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm bằng lồng trên biển. Bình Hưng là vùng nước biển trong xanh hoang dã không bị ô nhiễm bởi các nguồn thải. Người dân tại đảo Bình Hưng đều có ý thức bảo vệ môi trường biển.Theo chú Mười là cư dân có dòng họ sinh sống trên đảo Bình Hưng từ 3 đời nay cho biết “rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình được thu gom tập kết tại bãi xử lý rác của đảo. Còn túi nilong đựng thức ăn cho tôm hùm cũng được thu gom mang vào khu vực xử lý rác”. Dân cư trên đảo sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản trên biển và nuôi tôm hùm. Những năm gần đây người dân trên đảo phát triển các ngành nghề phục vụ khách du lịch tới đảo như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uổng nhỏ lẻ…
Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển tại Bình Hưng, Cam Ranh, Khánh Hòa
Chọn vị trí nuôi tôm: Khu vực nước biển sạch, không ô nhiễm, đảm bảo các chỉ tiêu về nước biển, độ sâu từ 3-5 m, không thường xuyên có sóng lớn, nên chọn khu vực biển có dòng chảy.
Chọn giống tôm: Giống tôm hùm được lựa chọn nuôi tại Bình Hưng là tôm hùm xanh (tôm hùm đá) được nhập khẩu từ Indonesia.
Suất đầu tư ban đầu cho 1 ô nuôi tôm là 12 triệu đồng bao gồm: lồng, vật liệu cố định lồng để tạo thành ô nuôi tôm. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình mà số ô nuôi tôm dao động từ 10 đến 100 ô.
Lồng nuôi tôm hùm và các chia ô đặt lồng xuống biển
Quản lý thức ăn nuôi tôm hùm
Thức ăn cho tôm hùm là các loại cá nhỏ, ghẹ nhỏ, vẹm, sò… tất cả được ngư dân đánh bắt và cung cấp cho các hộ nuôi tôm hùm. Thức ăn trước khi cho tôm hùm ăn được sơ chế như rửa sạch, cắt nhỏ, cân phân chia vào từng túi nhỏ.
Sơ chế, cắt nhỏ và cân thức ăn cho vào từng túi trước khi mang vào lông nuôi tôm hôm
Quản lý sức khỏe và phúc lợi nuôi tôm
Sức khỏe của tôm được quan sát hàng ngày, trong lúc lặn vào lồng để cho tôm ăn. Người nuôi sẽ quan sát sức khỏe của tôm trong quá trình lặn mang thức ăn vào lồng tôm hùm.
Quản lý cơ sở nuôi tôm
Mật độ nuôi tôm hùm khoảng 150 con/ lồng có kích thước khoảng 1,6mX3mX3m. Lồng tôm được thả cách mặt nước biển khoảng 1,6 đến 2m và cách đáy biển ít nhất 30 cm.
Người nuôi tôm thường xuyên giám sát duy trì chất lượng tình trạng nước để thúc đẩy tập tính tự nhiên của tôm hùm. Thường xuyên dọn dẹp thức ăn thừa, xác tôm được lột trong lồng nuôi tôm.
Thu hoạch tôm hùm
Đến kì thu hoạch là khoảng thời gian tôm hùm đã được nuôi khoảng 10-12 tháng đạt trọng lượng từ 300gram đến 500gram/ con. Người nuôi tôm sẽ lặn vào lồng tôm để thu hoạch và phân loại tôm ngay tại bè. Thương lái trực tiếp đến bè để thu mua tôm.