Đề án Nông nghiệp Hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030
Link tải file chi tiết Quyết định phê duyệt Đề án Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030

Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 phê duyệt đề án nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 với mục tiêu cụ thể như sau:
- Đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều dừa…; Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến sào, thịt gia súc gia cầm…; Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa…; Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng 5-10% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng; Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90-95%, đối với hình thức thâm canh tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên đạt tổng sản lượng khoảng 75-80%; Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn vào năm 2020 và tăng dần trong các năm tiếp theo.
- Đến năm 2030, Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt; Tỷ lệ chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3 tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước; Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 -3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản; Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng trên 10% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng…
Nhiệm vụ hình thành các vùng trồng hữu cơ; vùng chăn nuôi hữu cơ; vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ; vùng sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ; đào tạo tập huấn phát triển nguồn nhân lực liên quan đến nông nghiệp hữu cơ; phát triển các tổ chức chứng nhận, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kĩ thuật; tăng cường chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hữu cơ; phát triển các vật tư đầu vào phục vụ nông nghiệp hữu cơ.
Giải pháp thực hiện:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về nông nghiệp hữu cơ: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung; Quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ; Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ;
- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế;
- Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm nông nghiệp hữu cơ
- Thông tin tuyên truyền.
CỎ, ĐỒNG MINH CANH TÁC HỮU CƠ
Dinh dưỡng có một vai trò rất lớn trong việc cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh trong khu vực canh tác hữu cơ. Cỏ có vai trò quan trọng mà dinh dưỡng luôn được cung cấp liên tục vào hệ thống đựa trên các nguồn tài nguyên có sẵn trong bối cảnh nguyên tắc của canh tác hữu cơ là hạn chế tối đa việc các tài nguyên bên ngoài.
Một giải pháp đối với các trang trại canh tác hữu cơ là “biến cỏ thành đồng minh” để cung cấp một nguồn dinh dưỡng liên tục vào hệ thống canh tác hữu cơ. Chuyển đổi các giống cỏ khó quản lý sang các giống cỏ dể quản lý hơn, Giống cỏ nên lựa chọn là giống cỏ Sả lá lớn và cỏ Vetiver (hoặc giống cỏ tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương) là một loài có khả năng sinh trưởng nhanh phát triển vượt trội, năng suất sinh khối cao. Cỏ sả và cỏ vetier sẽ được trồng ở giữa lối đi để tận dụng diện tích đất trống, đến khi cây cỏ đủ lớn thì có thể thu hoạch phủ trực tiếp vào các gốc cây trồng chính. Việc phủ cỏ vào gốc cây trồng mang lại nhiều lợi ích
- Tạo điều kiên tuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, động vật phân hủy hữu cơ: tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển của vi sinh vật có lợi bảo vệ cây trồng.
- Giảm thiểu tốc độ thoát hơi nước tăng cường khả năng giữ nước trong đất.
- Bảo về đất khỏi ánh sáng mặt trời, không làm đất bị hủy hoại.
- Tạo ra nguồn chất hữu cơ cung cấp liên tục cho đất luôn màu mỡ.
- Chống hạn cho cây trồng
- Chống xói mòn.
- Hạn chế cỏ dại ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Thúc đẩy hệ thống phát triển.